logo_nhan_luc_vn
Hotline: 0977.587.587
131 Phùng Chí Kiên - Tân Bình - TP Hải Dương tỉnh Hải Dương
congty.nhanlucvietnam@gmail.com
Tự hào là một đơn vị cung cấp nhân sự chuyên nghiệp hàng đầu trên thị trường, với đội ngũ nhân viên thâm niên được đào tạo chuyên nghiệp, sẵn sàng phục vụ bất cử yêu cầu nào của khách hàng nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất, tiến độ kịp thời nhất, hiệu quả tốt nhất cho đối tác.

Hybrid working là gì? Ưu và nhược điểm của Hybrid working

In bài viết

1 - Hybrid working là gì? 

Hybrid Working – tạm dịch Làm việc hai hình thức – đây là mô hình làm việc kết hợp giữa hình thức làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa tại không gian mà nhân viên cảm thấy thoải mái nhất.

Thực ra, tuổi đời của mô hình Hybrid Working cũng khá lâu, chỉ là chưa được áp dụng nhiều. Sau đại dịch Covid-19, nhu cầu làm việc đa không gian mang lại lợi ích lớn cho các công ty, tổ chức nên việc áp dụng Hybrid Working mới được lan tỏa mạnh mẽ.

Mỗi doanh nghiệp sẽ thiết kế mô hình Hybrid Working theo phong cách của riêng mình, phù hợp ngành nghề và tính chất công việc của từng bộ phận. Sự linh hoạt rất cao, tạo thuận lợi lớn cho công tác quản lý nhân sự và điều phối công việc.

2 - Tại sao người trẻ dần yêu thích mô hình làm việc này? 

Không chỉ nhà tuyển dụng, mà cả ứng viên, nhân viên – nhất là những người trẻ - đều rất yêu thích mô hình Hybrid Working. Bởi lẽ với mô hình này, người lao động có thể chọn làm việc tại nhà (hay thư viện, quán café… mà mình yêu thích) hoặc lên văn phòng làm việc.

Lịch trình phân bổ giữa hai môi trường làm việc cũng không gò bó mà sẽ linh hoạt theo lựa chọn của nhân viên. Hoặc nếu có thì cũng chỉ là đăng ký trước thời gian lên văn phòng với bộ phận hành chính để tránh trùng thời gian của nhiều người trong trường hợp doanh nghiệp thuê văn phòng nhỏ.

Với sự linh hoạt lịch trình này, người lao động có thể phối hợp vừa làm việc, vừa xử lý những công việc cá nhân khi làm việc từ xa, ví dụ:

  • Trông nom nhà cửa, con cái khi làm việc tại nhà

  • Hẹn gặp đối tác, bạn bè khi làm việc tại quán café

  • Kết hợp du lịch nghỉ dưỡng khi chọn một homestay nào đó làm nơi làm việc

Vừa hoàn thành tốt công việc, vừa có thể chăm sóc bản thân và gia đình tốt hơn chính là nguyên nhân chính khiến người trẻ ngày nay dần yêu thích mô hình làm việc Hybrid Working.

mô hình hybrid working

3 - Ưu và nhược điểm của Hybrid working 

Mặc dù đây là xu hướng có giá trị tương lai lâu dài nhưng không phải ngành nghề nào, vị trí công việc nào cũng có thể áp dụng Hybrid Working. Điểm qua ưu và nhược điểm của mô hình làm việc này, doanh nghiệp và người lao động sẽ có sự lựa chọn tốt nhất cho mình:

3.1. Ưu điểm 

3.1.1. Linh hoạt thời gian làm việc

Hình thức làm việc truyền thống, nhân viên phải di chuyển chặng đường dài, có khi đến 1 – 2 tiếng, để vào chấm công đúng giờ. Căng thẳng, mệt mỏi do kẹt xe, khói bụi, ngồi trên xe lâu làm nhân viên đi làm với tâm trạng uể oải, hiệu suất làm việc từ đầu ngày cứ như thiếu năng lượng.

Với mô hình Hybrid Working, nhân viên có thể dành 1 – 2 tiếng đồng hồ đó để ngủ thêm một chút, hồi phục năng lượng tốt nhất. Thong thả ăn sáng, tập thể dục, thư giãn, rồi ngồi vào bàn làm việc tại nhà mà không lo trễ nải công việc.

3.1.2. Cân bằng công việc và cuộc sống hiệu quả

Hình thức làm việc truyền thống, thời gian nhân viên ở công ty còn nhiều hơn ở nhà, gặp mặt đồng nghiệp nhiều hơn gặp con cái, vợ/ chồng. Dù không muốn nhưng họ buộc phải chấp nhận để kiếm thu nhập chăm lo kinh tế gia đình.

Giờ đây với mô hình làm việc tiên tiến, người lao động có khả năng cân bằng công việc và cuộc sống tốt hơn. Từ sức khỏe, tinh thần, đến mối quan hệ gia đình, xã hội đều được dung hòa hiệu quả cùng công việc.

ưu điểm của hybrid working

3.1.3. Giảm chi phí cơ sở vật chất

Về phía doanh nghiệp, áp dụng Hybrid Working sẽ giúp tổ chức tiết kiệm khoản chi phí không nhỏ trong việc thuê văn phòng, trang bị cơ sở vật chất cho không gian làm việc của nhân viên. Vì lúc này, lượng nhân viên hiện diện làm việc tại văn phòng không nhiều, nên không gian chủ yếu để tiếp đối tác, để tạo dựng hình ảnh cho thương hiệu doanh nghiệp, hoặc để tổ chức các buổi liên hoan gặp mặt cho nhân viên gặp gỡ.

3.2. Nhược điểm 

3.2.1. Tốc độ hỗ trợ công việc chậm

Thay vì chỉ cần chạy vào gặp Sếp, hay nghiêng người sang hỏi đồng nghiệp như khi làm việc thường xuyên tại văn phòng thì khi áp dụng mô hình Hybrid Working, nhân viên phải dùng các phương tiện liên lạc từ xa để tìm kiếm sự hỗ trợ khi giải quyết công việc.

Dù công nghệ truyền tín hiệu trực tuyến nhanh chóng, nhưng độ trực quan và khả năng nắm bắt vấn đề nhanh thông qua giải trình trực tiếp sẽ bị giảm sút. Dẫn đến tốc độ tìm kiếm hỗ trợ công việc bị giảm, kéo theo hiệu quả xử lý công việc cũng giảm theo.

3.2.2. Khó gây ấn tượng với đồng nghiệp

Để được sự đồng thuận khi đề bạt thăng chức, nhân viên rất cần sự đánh giá từ quản lý trực tiếp và các đồng nghiệp cùng phòng ban. Tuy nhiên, môi trường làm việc từ xa khiến mọi người ít có dịp gặp nhau, khó có cơ hội nhìn và cảm nhận năng lực làm việc vượt trội của bạn. Nếu cho nhân viên chọn lịch trình làm việc, những người xuất hiện nhiều tại văn phòng sẽ dễ gây thiện cảm về sự siêng năng, chuyên tâm cho doanh nghiệp hơn là những người làm việc từ xa. Dù làm từ xa họ cũng cực, cũng vất vả không kém.

Tình huống này dẫn đến những đánh giá sau này mang tính chủ quan, dựa trên sự thân thiết giữa các đồng nghiệp hơn là năng lực làm việc của đồng nghiệp. Đối với những doanh nghiệp có chính sách tuyển dụng, đề bạt nội bộ, đây sẽ là một trở ngại khi muốn bảo đảm sự công bằng và chuẩn xác.

3.2.3. Khó tạo sự đoàn kết, gắn bó trong tập thể

Càng áp dụng Hybrid Working nhiều, năng lực làm việc độc lập càng được phát triển, trong khi năng lực làm việc nhóm lại bị hạn chế. Bởi lẽ, ít gặp nhau nên sự thoải mái khi trao đổi, góp ý sẽ không được phát huy. Tâm lý mọi người chỉ nghĩ, không ảnh hưởng đến việc của mình là được, việc của tập thể cứ nghe theo lời quản lý. Hiệu quả làm việc nhóm vì vậy không đạt mong đợi như kỳ vọng, trong khi làm việc nhóm là xu hướng chuyên môn hóa nghiệp vụ đang rất được kỳ vọng phát huy trong mọi tổ chức.

hybrid work
>>>> Vì sao nói thái độ quan trọng hơn trình độ?

4 - Những lưu ý khi triển khai mô hình Hybrid working 

Để đón đầu xu hướng làm việc của thời đại, để nâng cao ưu điểm, hạn chế nhược điểm của Hybrid Working, doanh nghiệp và người lao động cần chú trọng những lưu ý sau khi triển khai mô hình:

4.1. Khách quan nhìn nhận hiệu quả

Hybrid Working không nhất thiết áp dụng tại tất cả bộ phận chuyên môn của doanh nghiệp, mà hoàn toàn có thể linh hoạt theo từng vị trí công việc.  Do đó, khi cân nhắc áp dụng, doanh nghiệp cần nghiêm túc, khách quan đánh giá và so sánh về:

  • Năng suất làm việc

  • Hiệu quả thu hút và giữ chân nhân tài

  • Tác động đến văn hóa doanh nghiệp…

có được giữa mô hình làm việc truyền thống và mô hình Hybrid Working. Có thể áp dụng trong một nhóm nhân viên nhỏ trước khi quyết định áp dụng trong toàn bộ phận.

4.2. Khắc phục những nhược điểm của mô hình

Những nhược điểm khi triển khai mô hình mới Hybrid Working thay cho mô hình truyền thống, quân sư đã đề cập ở mục 3.2. Cách hiệu quả nhất để hạn chế và dần loại bỏ những nhược điểm này chính là đầu tư công nghệ phần mềm quản lý nhân viên từ xa.

Hiện nay, thị trường có rất nhiều sản phẩm phần mềm:

  • Quản lý chấm công từ xa

  • Quản lý làm việc nhóm

  • Quản lý điều phối công việc cho cá nhân và tổ chức…

Chi phí đầu tư không cao, nhiều phần mềm còn có phiên bản miễn phí với nhiều chức năng đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng cơ bản của doanh nhiệp và nhân viên. Vận dụng phần mềm trong quản lý đa chuyên môn cũng là xu hướng bắt buộc trong tương lai. Vì vậy, việc đầu tư cho quá trình quản lý nhân sự theo mô hình Hybrid Working cũng góp phần giúp doanh nghiệp rút ngắn chặng đường hoàn thiện công tác vận hành.

hybrid-work

4.3. Thường xuyên đánh giá và điều chỉnh

Hiệu quả làm việc, đánh giá KPI của nhân viên làm việc theo mô hình Hybrid Working cần được phòng nhân sự tiến hành thường xuyên, nhất là trong giai đoạn đầu triển khai. Vì những kế hoạch vạch ra trên bàn giấy không thể lường hết mọi tình huống có thể phát sinh trong thực tế, lại còn theo đúng lĩnh vực ngành nghề đặc thù của doanh nghiệp nữa.

Doanh nghiệp có thể tự tiến hành đánh giá và điều chỉnh, hoặc có thể thuê ngoài công ty dịch vụ quản lý nhân sự chuyên nghiệp để họ hỗ trợ công tác này một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho doanh nghiệp.

Công tác đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện:

  • Hiệu quả phần mềm quản lý làm việc từ xa đang sử dụng. Nên tiếp tục hay thay phần mềm khác.

  • Những nhu cầu hỗ trợ từ nhân viên. Bộ phận nào cần phối hợp để đáp ứng những vấn đề cần hỗ trợ đó

  • Khó khăn đối với doanh nghiệp khi quản lý công việc theo mô hình mới. Là khó khăn riêng hay là khó khăn chung của cả ngành?...

Từ đó, những điều chỉnh nhỏ theo từng ngày sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thiện mô hình Hybrid Working cho tổ chức. Một khi có được hướng đi chuẩn xác, những triển khai mở rộng trong tương lai sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Hybrid Working là mô hình làm việc tiên tiến, kết hợp làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa. Cũng như nhiều mô hình khác, ưu và nhược điểm của Hybrid Working vẫn có, nhưng ưu điểm thì vẫn vượt trội hơn, còn nhược điểm đã có sự hỗ trợ khắc phục từ công nghệ thông tin. Chính vì vậy, quân sư TalentBold tin tưởng trong tương lai gần, mô hình này chắc chắn sẽ còn phát triển nhiều hơn, mở rộng đa dạng ngành nghề hơn, và là sự lựa chọn của nhiều ứng viên khi quyết định nơi làm việc.

THƯƠNG HIỆU

logo_nhan_luc_vn

LIÊN HỆ

Mang trong mình sứ mệnh là người trao cơ hội việc làm cho người lao động. Chúng tôi luôn tâm niệm hoạt động vì người lao động và đặt tiêu chí “ vì quyền lợi của người lao động” để cố gắng để hoàn thiện mình và mang đến những điều tốt đẹp nhất tới cho người lao động

131 Phùng Chí Kiên - Tân Bình - TP Hải Dương tỉnh Hải Dương

Hotline: 0977.587.587

Email: congty.nhanlucvietnam@gmail.com

email1

facebook1

messenger1

tiktok1

youtube1

zalo1

THÔNG TIN

© Coppyright 2020 | Website được thiết kế bởi www.nhanlucvietnam.vn